Cầu Cần Giờ là một trong những cầu cầu đẹp và có tầm quan trọng của huyện Cần Giờ. Đây là cầu nối huyện đảo duy nhất của Thành phố Hồ Chí Minh với các quận trung tâm. Cầu được thiết kế dây văng và có tổng vốn đầu tư 5.300 tỷ đồng sẽ phá vỡ thế độc tôn của phà Bình Khánh.
Để biết được quy hoạch, tiến độ và vai trò của cây Cần Giờ ra sao? Cùng SaleReal cập nhật những thông tin mới nhất năm 2019 của cầu Cần Giờ ngay sau đây:
Cầu Cần Giờ nằm ở đâu?
Cầu Cần Giờ có điểm đầu tại nút giao đường 15B với Đường số 2 (Khu đô thị Phú Xuân, Nhà Bè), điểm cuối kết nối đường Rừng Sác tại điểm cách bến phà Bình Khánh khoảng 1,8 km về phía Nam (Bình Khánh – Cần Giờ).
Hướng tuyến cầu trùng với đường 15B, vượt đường Nguyễn Bình (huyện Nhà Bè) và sông Soài Rạp sang huyện Cần Giờ. Sau đó cầu rẽ sang hướng Đông, đi song song với đường dây điện 220KV, tiếp tục vượt sông Chà và nối với đường Rừng Sác.
Cầu Cần Giờ được quy hoạch là cầu giăng văng, với thiết kế hình tượng cây đước
Ngày 19/4, Sở Quy hoạch – Kiến trúc TP Hồ Chí Minh đã tiến hành Lễ công bố kết quả tuyển chọn phương án thiết kế kiến trúc cầu Cần Giờ.
Trước đó, UBND TP Hồ Chí Minh có Thông báo số 219/TB-VP ngày 29/3/2017 và Văn bản 4710/UBND-DA ngày 29/7/2017, giao Sở Quy hoạch – Kiến trúc chủ trì tổ chức cuộc tuyển chọn phương án thiết kế kiến trúc cầu Cần Giờ – TP Hồ Chí Minh.
Cầu Cần Giờ được thiết kế hình cây đước – biểu tượng của huyện Cần Giờ. Cầu có lan can hình sóng biển, các trụ đèn chiếu sáng tạo nên hiệu ứng rừng đước khi đi qua. Công trình cũng có hệ thống chiếu sáng nghệ thuật về đêm.
Cầu Cần Giờ được thiết kế hình cây đước
Tọa lạc trên tuyến đường dài 7,4km, cầu Cần Giờ có chiều dài 3km, với 4 làn xe, tĩnh không thông thuyền 55m. Cầu sẽ thay thế cho phà Bình Khánh hiện tại, kết nối khu Nam Sài Gòn với huyện Cần Giờ và trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh, đáp ứng nhu cầu kết nối giao thông trong khu vực ven biển khu Nam, phá thế độc đạo của phà Bình Khánh.
Cầu Cần Giờ khi nào khởi công?
Theo kế hoạch, cuối năm nay hoặc đầu năm sau, TPHCM sẽ kêu gọi đầu tư xây dựng dự án cầu Cần Giờ, mở đường cho giai đoạn phát triển về phía biển.
Ngày 19/4, Sở Quy hoạch – Kiến trúc TPHCM tổ chức lễ công bố kết quả tuyển chọn phương án thiết kế kiến trúc cầu Cần Giờ, nối 2 huyện Cần Giờ và Nhà Bè sau gần 1 năm tổ chức tuyển chọn.
Dự án xây cầu Cần Giờ được UBND TP kiến nghị Thủ tướng cho xây dựng theo hợp đồng BOT (xây dựng – kinh doanh – chuyển giao) kết hợp BT (xây dựng – chuyển giao) với tổng vốn dự kiến 5.300 tỷ đồng.
Năm 2016, Thủ tướng Chính phủ đồng ý chủ trương cho Bộ GTVT bổ sung cầu Cần Giờ vào quy hoạch phát triển giao thông vận tải TPHCM đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020 để làm cơ sở triển khai.
Năm 2019, dự án xây dựng cầu Cần Giờ đã được phê duyệt phương thức thiết kế và đang đẩy mạnh công tác chọn lọc nhà đầu tư.
Cầu Cần Giờ đánh thức “giấc ngủ của rừng xanh”
Huyện Cần Giờ toạ lạc tại phía Đông Nam của TP.HCM với đường bờ biển dài hơn 13 km. Hệ sinh thái rừng ngập mặn tại Cần Giờ được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới.
Không những vậy, nơi đây có hệ thống sông ngòi dày đặc phù hợp với việc phát triển các khu đô thị nghỉ dưỡng. Cần Giờ là huyện biển duy nhất của TP.HCM nên tiềm năng phát triển bất động sản nghỉ dưỡng, du lịch,…
Cần Giờ là huyện có diện tích lớn nhất trong 24 quận/huyện của Thành phố Hồ Chí Minh với diện tích 704,22 km2.
Tuy nhiên, vài chục năm qua Cần Giờ vẫn được ví như “nàng công chúa ngủ trong rừng” vì cơ sở hạ tầng còn hạn chế. Cho đến tận những tháng đầu năm 2017, hàng nghìn tỷ đồng được đổ vào hạ tầng Cần Giờ đã mở ra một vận hội mới cho vùng đất này.
Bên cạnh dự án cầu Cần Giờ sắp được khởi công xây dựng, dự án đường cao tốc Bến Lức – Long Thành chạy qua Cần Giờ cũng chuẩn bị đi vào hoạt động trong thời gian tới đây.
SaleReal nhận thấy, cầu Cần Giờ hoàn thành sẽ tạo nên một kỳ tích cho Cần Giờ tương tự như kỳ tích khu Đông mà hầm Thủ Thiêm tạo ra cách đây hơn 10 năm.
Cầu Cần Giờ thu hút những ông lớn trong giới bất động sản
Cần Giờ mang trong mình những lợi thế “độc tôn” huyện đảo ngay giữa lòng Sài Gòn.Vì thế, chỉ cần hoàn thiện về cơ sở hạ tầng, hàng loạt dự án tỷ đô sẽ đổ bộ và đánh thức vùng đất “ngủ quên” này.
Nơi đây, đã thu hút được chủ đầu tư Vingroup với dự án Vinpearl Cần Giờ. Dự án tọa lạc tại xã Long Hòa, huyện Cần Giờ có tổng diện tích khoảng 600ha với các các sản phẩm: Condotel, biệt thự nghỉ dưỡng, khách sạn cao cấp.
Phối cảnh dự án Vinpearl Cần Giờ
Vùng đất Cần Giờ sẽ là “mỏ vàng” với những dự án phát triển cơ sở hạ tầng ở đây, đặc biệt việc xây dựng cầu Cần Giờ sẽ đưa huyện đảo phát triển về kinh tế – giao thương – du lịch và đẩy mạnh giá trị bất động sản khu vực quanh vùng.
SaleReal hy vọng cầu Cần Giờ sẽ sớm khởi công xây dựng, để đáp ứng nhu giao thương giữa cần Giờ với trung tâm thành phố.
Trả lời