Đường Vành đai 4 được phê duyệt quy hoạch năm 2011 kết nối 5 tỉnh thành trọng điểm khu vực phía Nam. Vậy tuyến đường này quy hoạch như thế nào? nguồn vốn từ đâu? khi nào hoàn thiện?. Bài viết này, SaleReal sẽ cung cấp cho quý khách hàng những thông tin trên.
Đường Vành đai 4 đi qua 5 tỉnh thành nào?
Đường Vành đai 4 có tổng chiều dài toàn tuyến Vành đai 3 là 197,6 km đi qua 5 tỉnh thành phố với tổng vốn đầu tư là 95,537 tỷ đồng.
Quy hoạch đi qua địa giới hành chính của 12 huyện thuộc 05 tỉnh, thành phố sau:
- Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (01 huyện): Tân Thành.
- Tỉnh Đồng Nai (03 huyện): Long Thành, Trảng Bom, Vĩnh Cửu.
- Tỉnh Bình Dương (02 huyện): huyện Tân Uyên, Bến Cát.
- Thành phố Hồ Chí Minh (02 huyện): Củ Chi, Nhà Bè.
- Tỉnh Long An (04 huyện): Đức Hòa, Bến Lức, Cần Đước, Cần Giuộc.
Tuyến đường này sẽ giảm bớt áp lực giao thông của thành phố Hồ Chí Minh và các Tỉnh có đường Vành đai 4 đi qua. Vừa thuận tiện cho cư dân các miền lưu thông ra vào thành phố, vừa đẩy mạnh giao thương và dịch vụ. Tầm nhìn thúc đẩy phát triển kinh tế miền Nam nói chung.
Với nhu cầu lưu thông hàng hoá từ các khu công nghiệp ra các cảng biển lớn, các dịch vụ cảng cũng sẽ phát triển theo, đem lại nguồn thu không hề nhỏ cho khu vực.
Thông tin quy hoạch đường Vành đai 4 như thế nào?
Ngày 28 tháng 09 năm 2011, thủ tướng chính phủ đã phê duyệt quy hoạch chi tiết đường Vành đai 4. Cùng theo dõi bản tin về quy hoạch đường Vành đai 4 trong video dưới đây:
(Thông tin quy hoạch đường Vành đai 4)
Hướng tuyến
– Điểm đầu tuyến: tại khu vực Phú Mỹ, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu;
– Điểm cuối tuyến: trục Bắc – Nam tại khu vực cảng Hiệp Phước, thành phố Hồ Chí Minh.
(Vị trí đường Vành đai 4 trên bản đồ khu vực)
Tổng chiều dài tuyến đường Vành đai 4 khoảng 197,6 km. Hướng tuyến cụ thể như sau:
Lộ trình đường Vành đai 4 thành phố Hồ chí Mình bắt đầu tại điểm giao với đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu, đi qua Cảng hàng không quốc tế Long Thành rồi giao với cao tốc Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây, sau đó tiếp tục giao với Quốc lộ 1A tại Trảng Bom.
Tuyến đường tiếp tục vượt sông Đồng Nai tại cầu Thủ Biên, giao với quốc lộ 13 (Bến Cát), sau đó vượt sông Sài Gòn tại cầu Phú Thuận, cắt với Quốc lộ 22 (Củ Chi), tuyến đường đi song song với đường ĐT.823 đến Hậu Nghĩa, tiếp tục qua thị trấn Bến Lức, cắt với cao tốc TP.HCM – Trung Lương, Quốc lộ 1A, giao với quốc lộ 50. Cuối cùng, đường Vành đai 4 kết thúc tại điểm nối với đường trục Bắc Nam (Hiệp Phước- Nhà Bè).
Công trình trên tuyến
Vành đai 4 được thi công kèm với xây dựng 12 nút giao, cầu vượt trực thông, hầm chui. Hệ thống giao thông thông minh cũng được nhà nước chú trọng khi thi công công trình này.
Đường Vành đai 4 có mặt cắt ngang gồm 8 làn xe cao tốc, 4 làn đường đô thị và vỉa hè hai bên, bề rộng 74,5m. Trên tuyến có 10 cầu vượt sông và 1 cầu vượt nút giao tại nút giao Quốc lộ 1A.
Quy mô và tiêu chuẩn kỹ thuật:
Đường cao tốc vành đai: sẽ có mặt cắt ngang 6 – 8 làn xe. Hai bên bố trí cây xanh, công trình hạ tầng kỹ thuật, dự trữ mở rộng. Tổng chiều rộng mặt cắt ngang lớn nhất khoảng 121,5 m.
Đường được thiết kế theo tiêu chuẩn vận tốc 100km/h. Bên cạnh đó đầu tư đường song hành với tiêu chuẩn ít nhất 2 làn xe.
Diện tích chiếm đất:
2061ha là diện tích đất chiếm dụng để xây dựng tuyến đường Vành đai 4. Diện tích chiếm dụng các tỉnh lần lượt như sau: Bà Rịa – Vũng Tàu khoảng 184 ha; Đồng Nai khoảng 273 ha, Hồ Chí Minh khoảng 452 ha, Bình Dương khoảng 441 ha, Long An khoảng 711 ha.
Nguồn vốn đầu tư:
Nhu cầu vốn đầu tư toàn bộ đường Vành đai 4 – thành phố Hồ Chí Minh khoảng 98.537 tỷ đồng. Trong đó bao gồm các nguồn sau:
- Nguồn vốn từ ngân sách nhà nước; trái phiếu Chính phủ, ODA.
- Nguồn vốn từ khai thác quỹ đất của các địa phương có tuyến đường đi qua.
- Nguồn vốn huy động từ tư nhân.
Tiến độ thi công đường Vành đai 4
Đường Vành đai 4 dự án dự kiến khởi công vào quý III/2020 và hoàn thành vào quý I/2023. Tiến độ của các đoạn như sau:
Đoạn 1 : Từ Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (giao với đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu) đến Trảng Bom – Đồng Nai (quốc lộ 1A) với chiều dài 45,5km , vốn đầu tư 21.103 tỷ, dự kiến hoàn thành trước năm 2020.
Đoạn 2: Từ quốc lộ 1A (Trảng Bom – Đồng Nai) đến quốc lộ 13 (Tân Uyên – Bình Dương). Chiều dài 51,9km , vốn đầu tư 24,701 tỷ dự kiến hoàn thành trước năm 2024.
Đoạn 3: Từ quốc lộ 13 (Tân Uyên – Bình Dương) đến quốc lộ 22 (Củ Chi – thành phố Hồ Chí Minh), chiều dài 22,8km với số vốn đầu tư 10.575 tỷ dự kiến hoàn thành trước năm 2023.
Đoạn 4: Từ Quốc lộ 22 đến cao tốc thành phố Hồ Chí Minh – Trung lương (Bến Lức – Long An), chiều dài 41,6 km với nguồn vốn đầu tư 23.329 tỷ dự kiến hoàn thành trước năm 2023
Đoạn 5: Từ Bến Lức – Long An đến cuối tuyến Trục Bắc – Nam thành phố Hồ Chí Minh (cảng Hiệp Phước – thành phố Hồ Chí Minh) với chiều dài 35,8 km, nguồn vốn đầu tư 19.460 tỷ hoàn thành năm 2017.
(Thực tế đường Vành đai 4)
Vào cuối tháng 6/2016, UBND Thành phố Hồ Chí Minh có văn bản đề nghị Thủ tướng cho phép đầu tư dự án từ đoạn Bến Lức – Hiệp Phước theo hình thức BOT. Hiện công trình Vành đai 4 mới hoàn thành được một đoạn Bến Lức – Hiệp Phước.
Hiện tại là 2019, vẫn chưa có dấu hiệu nào cho thấy sự tiếp tục triển khai thi công đường Vành Đai 4.
Các dự án bất động sản dọc đường Vành đai 4
Hạ tầng phát triển sẽ giúp cho bất động sản khu vực hưởng lợi rất nhiều. Các tỉnh có đường Vành đai 4 đi qua đều mọc lên rất nhiều dự án đất nền từ mọi phân khúc.
Đường Vành đai 4 có sức hút đối với các nhà đầu tư lớn, thông tin quy hoạch đường Vành đai 4 làm giá đất các khu vực lân cận có dấu hiệu “chuyển mình”. Những công ty, tập đoàn đã chọn dọc các khu đất lân cận đường Vành đai 4 để đầu tư như Trần Anh Group, Cát Tường Phú Sinh, Nam Long, Thắng Lợi Group,…
Đường Vành đai 4 là tuyến đường có quy mô đầu tư lớn về diện tích và nguồn vốn, nhân lực. Đội ngũ SaleReal sẽ liên tục cập nhật những thông tin mới nhất về tuyến đường này để cung cấp đến quý khách hàng trong thời gian sớm nhất.
Trả lời