by Nhật Phạm 09/12/2019

Sân bay Long Thành là siêu dự án cảng hàng không tầm cỡ Quốc tế của Việt Nam và gấp 5 lần quy mô sân bay Tân Sơn Nhất hiện tại. Vậy sân bay Long Thành khi nào khởi công? Sân bay Long Thành được quy hoạch như thế nào? Nguồn vốn từ đâu?

Trong bài viết này, đội ngũ SaleReal sẽ giúp cho khách hàng trả lời những thắc mắc trên.

Sân bay Long Thành nằm ở đâu?

Dự án sân bay Quốc tế Long Thành toạ lạc tại huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai. Dự án cách Thành phố Hồ Chí Minh 40km về phía Đông. Sáu xã của Long Thành tiếp giáp với sân bay là: Bình Sơn, Long An, Cẩm Đường, Bàu Cạn, Suối Tràu, Long Phước.

Sân bay Long Thành cách cách các địa điểm  như:

  • Cách sân bay Tân Sơn Nhất 43 km
  • Cách Biên Hoà 30 km về hướng Đông Nam
  • Cách Vũng Tàu 70 km về hướng Bắc
  • Liền kề sân bay có 2 hai tuyến giao thông chính đó là cao tốc Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu giây và đường quốc lộ 51, cao tốc Biên Hoà – Vũng Tàu và cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết (sắp được triển khai).
  • Gần nút giao cao tốc Bến Lức – Long Thành, mở rộng tỉnh lộ 25C,

giao thong san bay long thanh

(Giao thông quanh khu vực sân bay Long Thành)

Với công suất lên đến 100 triệu hành khách/năm khi hoàn tất các giai đoạn (gồm 3 giai đoạn), đây sẽ là sân bay lớn nhất Việt Nam trong tương lai.

Trên bản đồ quốc tế, sân bay Long Thành nằm ở một vị trí lý tưởng, là điểm đầu mối logistics hàng không khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Sân bay có vị trí thuận lợi nhất so với tất cả các cảng trung chuyển hàng không quốc tế trong khu vực hiện nay, ngay cả so sánh với sân bay Suvarnabhumi của Thái Lan và sân bay Changi của Singapore”.

Tại sao nên xây dựng sân bay Long Thành càng sớm càng tốt?

Theo tính toán, số lượng khách quốc tế đến Việt Nam lại tăng nhanh qua từng năm, mức tăng trưởng lượng khách vào khoảng 15-20% trung bình mỗi năm và thị trường hàng không quốc nội đầy tiềm năng.

Vào những dịp lễ tết, sân bay Tân Sơn Nhất (hiện đang là sân bay lớn nhất khu vực phía Nam) luôn trong tình trạng quá tải. Chưa kể đến kẹt xe khu vực cổng sân bay. Sân bay Long Thành sẽ có thêm các đường bay thẳng tới các nước Châu Âu để rút ngắn đường bay khi phải quá cảnh 2-3 sân bay hiện tại.

Với mô hình cảng hàng không quốc tế, mục đích của sân bay Long Thành là thu hút khách quá cảnh và các chuyến bay trung chuyển tại đây để thu lợi về kinh tế, bên cạnh đó sẽ là khu trung tâm dịch vụ hàng không trên quốc tế với nhiều dịch vụ như cung ứng xăng dầu, bảo trì, nâng cấp, sửa chữa máy bay… cho các hãng hàng không trong nước và quốc tế.

nha ga san bay long thanh

(Phối cảnh nhà ga sân bay Long Thành)

Sân bay Long Thành khởi công sẽ kéo theo lượng lớn lao động từ các nơi về làm việc, nhu cầu nhà ở và dịch vụ khu vực này sẽ là điểm nóng trong những năm tới. Sân bay Long Thành sẽ vừa giải quyết nhu cầu việc làm và theo tính toán vừa có khả năng đóng được 3 – 5% GDP cả nước.

Ngoài ra, chính phủ Việt Nam nhận thấy rằng, cần phải có một sân bay với quy mô lớn nhằm cạnh tranh kinh tế với các cảng hàng không trung chuyển lớn khác trong khu vực Đông Nam Á. Việt Nam cần một sân bay quốc tế ra đời để nhằm thúc đẩy kinh tế vùng Nam Bộ và cả nước.

 Sân bay Long Thành được phê duyệt quy hoạch như thế nào?

Hiện tại, quy hoạch dự án đã được Chính phủ Việt Nam phê duyệt tại Quyết định số 909/QĐ-TTg ngày 14 tháng 06 năm 2011 do Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng ký.

 Thiết kế

Diện tích đất quanh sân bay vào khoảng 25.000 ha (trong đó diện tích cảng hàng không quốc tế Long Thành vào khoảng 5.000 ha). Tổng diện tích đất cần thu hồi cho toàn bộ dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành là hơn 5.364 ha, trong đó 5.000 ha là đất xây dựng sân bay và hơn 364 ha là đất xây dựng các khu tái định cư.

san bay long thanh

(Phối cảnh sân bay Long Thành)

Theo đó, Quốc hội đồng ý đầu tư xây dựng 1 đường cất hạ cánh và 1 nhà ga hành khách cùng các hạng mục phụ trợ đồng bộ với công suất 25 triệu hành khách/năm, 1,2 triệu tấn hàng hóa/năm.

Nguồn vốn

Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành được Quốc hội thông qua tại Nghị quyết 94/2015 với tổng mức đầu tư khái toán là 336.630 tỷ đồng (tương đương 16,03 tỷ USD).

Trong đó giai đoạn 1 đầu tư 111.922 tỷ đồng (bao gồm cả chi phí giải phóng mặt bằng khu vực 5.000 ha dự kiến là 14.139 tỷ đồng).

san bay long thanh

(Mô hình sân bay Long Thành và vốn giai đoạn 1)

Vốn đầu tư cho dự án được huy động từ nhiều nguồn:

  • Quỹ đầu tư phát triển của Chính phủ,
  • Trái phiếu Chính phủ,
  • Cổ phần và đầu tư nước ngoài.

Giai đoạn từ năm 2011 đến 2014 triển khai báo cáo đầu tư và thu xếp vốn cho dự án. Chi phí xây dựng sân bay theo dự kiến cho đến năm 2050 với 3 giai đoạn là 18 tỷ USD.

Công suất

Theo quy hoạch tổng thể, sau khi hoàn thành sân bay này có 4 đường cất hạ cánh đạt tiêu chuẩn quốc tế mới nhất (dài 4000 m, rộng 60 m) có thể phục vụ các loại máy bay 2 tầng khổng lồ như Airbus A380, Boeing 747-8 ,.. Sân bay Long Thành có 4 nhà ga rộng lớn và hiện đại có công suất tổng cộng phục vụ 100 triệu khách/năm. Nhà ga hàng hoá công suất 5 triệu tấn/năm.

Giai đoạn

  • Tổng mức đầu tư giai đoạn I: 6,7447 tỷ USD,
  • chủ đầu tư là tổng công ty Cảng hàng không Miền Nam.
  • Đơn vị tư vấn thiết kế là công ty tư vấn sân bay Nhật Bản (JAC).

Dự án được triển khai theo 3 giai đoạn chính:

san bay long thanh

(Ba giai đoạn đầu tư của sân bay Long Thành)

Đền bù

Tổng diện tích đất của các hộ gia đình, cá nhân sử dụng trong vùng dự án trên 1.970 ha chiếm 59% diện tích đất bị thu hồi trong dự án. Số nhân khẩu nằm trong dự án bị ảnh hưởng phải giải tỏa, đền bù lên đến gần 15.000 người.

Ngoài ra, có trên 1.920 ha diện tích đất của các công trình tôn giáo, công ty kinh doanh, trụ sở… sẽ bị thu hồi khi thực hiện dự án.

Chiều 19 tháng 6 năm 2017, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về nội dung bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để triển khai cảng hàng không quốc tế Long Thành. Theo đó, ngân sách sẽ dành 23.000 tỷ đồng chi cho công việc nêu trên, gồm xây dựng hạ tầng 2 khu tái định cư và nghĩa trang.

Sân bay Long Thành khi nào khởi công?

Tháng 11 năm 2018: Thống nhất thành lập tổ công tác đền bù đất cao su.

Ngày 16-11, Bộ Giao thông – vận tải (GTVT) đã làm việc với UBND tỉnh về công tác giải phóng mặt bằng dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành.

Ngày 30 -11- 2018: Lập Website tuyên truyền và trả lời trực tuyến về Dự án Sân bay Long Thành

Tháng 12 năm 2018: Bàn giao mặt bằng tái định cư dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành vào quý 2/2020

Ngày 26 – 11 – 2019 Chính phủ lựa chọn nhà đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1 và sử dụng vốn của nhà đầu tư, không sử dụng bảo lãnh Chính phủ.

Năm 2020: tiến hành san lấp mặt bằng.

san bay long thanh

(Các hạng mục khác của sân bay Long Thành)

Về phương án huy động vốn, nghị quyết nêu rõ, sử dụng vốn của nhà đầu tư; không sử dụng bảo lãnh Chính phủ; bảo đảm tiến độ, tính khả thi, hiệu quả và công khai, minh bạch.

Quốc hội cũng đồng tình với việc điều chỉnh diện tích đất cho quốc phòng từ 1.050 ha thành 570 ha dành riêng cho quốc phòng và 480 ha cho xây dựng kết cấu hạ tầng hàng không dùng chung quân sự và dân dụng.

Sân bay Long Thành khi nào hoàn thành?

Sân bay Long Thành đã được khởi công vào năm 2021.

Theo ACV, giai đoạn từ nay đến năm 2020, UBND tỉnh Đồng Nai sẽ hoàn tất giải phóng mặt bằng 1.810ha. Trong năm 2021 sẽ bắt đầu khởi công xây dựng và hoàn thành đưa vào khai thác vào năm 2025.

Dự án cảng hàng không quốc tế Long Thành được quy hoạch đạt cấp 4F theo phân cấp của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO) với quy mô, công suất sau khi hoàn thành toàn bộ 3 giai đoạn là 100 triệu hành khách/năm và 5 triệu tấn hàng hóa/năm.

Trước mắt, giai đoạn 1 của dự án sẽ đầu tư xây dựng 1 đường cất hạ cánh, 1 nhà ga hành khách cùng các hạng mục phụ trợ đồng bộ với công suất 25 triệu hành khách/năm, 1,2 triệu tấn hàng hóa/năm.

Công trình dự kiến hoàn thiện vào năm 2025.

Bất động sản quanh sân bay Long Thành đang “sốt”?

Thông tin dự án sân bay Long Thành khả năng sẽ khởi công vào năm 2020 như một làn gió mới cho thị trường bất động sản Long Thành, Đồng Nai, đây là thời điểm “vàng” cho các nhà đầu tư biết nắm bắt cơ hội.

Khi sân bay Long Thành đi vào khởi công sẽ thu hút được lượng lao động và dân cư đông đảo kéo về, nhu cầu ở và đầu tư cao làm giá đất khu vực này tăng đều và tăng tốt theo thông tin quy hoạch của nhà nước.

Tính đến nay, hầu hết các tên tuổi tại thị trường bất động sản Thành phố Hồ Chí Minh đều đã có mặt ở Đồng Nai như Novaland, chủ đầu tư Hưng Thịnh, Him Lam, Nam Long…

Ví dụ như dự án Aqua City của chủ đầu tư Novaland có vị trí nằm ngay trên trục đường lớn Hương Lộ 2, sát quốc lộ 51 và cao tốc Tp.HCM – Long Thành – Dầu Giây, dự án Golden Center Point do Công ty Cổ phần Dịch vụ và Đầu tư Đất Xanh Đông Nam Bộ làm chủ đầu tư,…

Sân bay Long Thành trong tương lai sẽ là sân bay lớn và hiện đại nhất Đông Nam Á và có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội Việt Nam. Bài viết này hi vọng đã cung cấp đến khách hàng những thông tin bổ ích. SaleReal sẽ liên tục cập nhật những tiến độ mới nhất về sân bay này để thông tin đến quý khách hàng trong thời gian sớm nhất!

Thảo Luận ý Kiến

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *